Cuộc sống của một nhiếp ảnh gia

Nhưng rồi trong một dịp Giáng sinh, tôi được tặng một món quà là một chiếc máy ảnh mới. Từ đó tôi như được mở mắt với một cách nhìn hoàn toàn mới về nhiếp ảnh, và chỉ trong vòng chưa đầy một năm, tôi đã học được bao nhiêu điều.

Trong một dịp Giáng sinh, tôi được tặng một món quà là một chiếc máy ảnh mới. Từ đó tôi như được mở mắt với một cách nhìn hoàn toàn mới về nhiếp ảnh, và chỉ trong vòng chưa đầy một năm, tôi đã học được bao nhiêu điều.

nhiep-anh-thay-doi-cuoc-song-8

Trước đây, tôi cũng là người rất ưa chụp ảnh, từ thuở còn máy phim. Tôi rất thích chụp ảnh con cái mình, từ những lúc chúng chào đời, bước đi, vui chơi, Noel, thăm ông bà, đi nghỉ… Khi xem lại quả thật đó là những khoảnh khắc tuyệt vời làm gợi lại không ít kỷ niệm.
Nhưng tôi cũng chỉ dừng lại ở đó, bởi sau này những vấn đề khác của cuộc sống đã chiếm hết thời gian của mình. Tôi không chụp ảnh trong rất nhiều năm, bởi tôi bị vây quanh với bao trách nhiệm của một người mẹ, người chị, người con, người vợ và người làm công ăn lương nữa.

Nhưng rồi trong một dịp Giáng sinh, tôi được tặng một món quà là một chiếc máy ảnh mới. Từ đó tôi như được mở mắt với một cách nhìn hoàn toàn mới về nhiếp ảnh, và chỉ trong vòng chưa đầy một năm, tôi đã học được bao nhiêu điều.

1. Nhìn
Giờ đây tôi luôn nhìn ngắm thế giới xung quanh, tập trung vào từng chi tiết trong mỗi góc nhìn. Tôi nhìn thật sự, theo đúng nghĩa của nó, nhìn xuống, nhìn lên, nhìn ra xung quanh. Không có chi tiết nào, dù lớn hay nhỏ mà tôi không nhìn ngắm và rồi tưởng tượng xem nó sẽ như thế nào khi xuất hiện trên ảnh, dù có khi lúc đó tôi không hề có máy ảnh. Trước khi tái khởi động niềm đam mê nhiếp ảnh của mình, tôi chỉ đi lòng vòng và chụp theo kiểu lấy dược các cảnh vật xung quanh. Nhưng giờ thì không còn như thế nữa, giờ tôi đã nhìn ngắm thế giới một cách chú tâm hơn.

2. Quan sát
Mặc dù đã cải thiện vấn đề nhìn ngắm của mình, tôi thấy rằng đôi khi chỉ nhìn không cũng chưa đủ, bạn còn phải quan sát nữa. Hãy biết cách quan sát các góc khác nhau, các mặt khác nhau, ánh sáng khác nhau hay chiều cao khác nhau từ các vị trí thuận lợi có thể chụp ảnh được.

3. Thời gian
Thời gian vốn dùng để đo xem đi từ nơi này đến nơi kia hết bao lâu. Nhưng giờ đây, với tôi, thời gian mang nghĩa khác hơn nhiều. Tôi tận dụng nó nhìn ngắm xung quanh một cách sáng suốt hơn, cố gắng nhìn và quan sát nhiều nhất có thể. Thời gian không chỉ là chiếc đồng hồ cứ lần lượt điểm tiếng này sang tiếng khác, mà nó giờ còn là vị trí, địa điểm chụp mà tôi có thể tính trước, giải thích tại sao tôi lại chọn đối tượng như vậy, hay làm thế nào tôi sử dụng thời gian như một lợi thế để bắt được những hình ảnh mà tôi đã quan sát được.

4. Ánh sáng
Nghệ thuật và Nhiếp ảnh đều bắt nguồn từ cách hiểu đúng và sử dụng đúng ánh sáng. Giờ đây, tôi bắt đầu quan tâm ánh sáng bắt đầu từ đâu, mạnh yếu thế nào, mật độ ra sao, thời gian bao lâu và độ sáng tối như thế nào. Trước đây, tôi gần như chẳng quan tâm và thường có thái độ hờ hững với những điều này. Nhưng giờ, tôi nhận thấy khi bạn đã có máy ảnh ở trong tay mình, ánh sáng lúc này sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.

5. Khoảng cách
Điểm nhấn của bức ảnh không chỉ là ánh sáng mà còn khoảng cách. Liệu một người đứng xa bao nhiêu thì vừa để có thể có được một bức ảnh đẹp vào đúng thời điểm? Thật kỳ diệu khi bạn có thể thấy trước được một khung cảnh hoàn hảo thế nào trên ảnh từ việc bạn chọn đối tượng nào, bạn sẽ đứng ở đâu và sẽ dùng ống kính gì.

6. Học hỏi
Như người xưa vẫn thường nói, bạn cần học hỏi không ngừng, nhất là đối với nhiếp ảnh, kể các các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Có rất nhiều trang web dạy về nhiếp ảnh trên mạng với các kỹ năng hay mẹo, các bài phân tích, giải thích kỹ lưỡng về ảnh… Kể cả khi học hỏi được những điều mới, những điều cũ cũng không hề mất đi tầm quan trọng, như cách chỉnh độ mở, tốc độ, cách lấy khuôn hình tỷ lệ chuẩn một phần ba. Thêm một điều nữa là hãy học hỏi từ những người đi trước. Họ là những kho tàng kiến thức nhiếp ảnh lớn và bạn sẽ học thêm được rất nhiều điều thú vị.

7. Đi lại
Tôi bắt đầu khám phá thông qua các chuyến đi, không cần phải là đi vòng quanh thế giới hay chờ đến kỳ nghỉ hè. Tôi đi hàng ngày tới những nơi xung quanh thành phố hay các vùng lân cận. Dù ở một đô thị to hay một làng nhỏ, nếu chịu khó đi và nhìn ngắm xung quanh mình, bạn sẽ thấy được nhiều nơi thật đẹp và sẽ chụp được nhiều bức ảnh độc đáo không ai có. Hãy nhìn, quan sát và nhận thức tất cả những cảnh vật xung quanh nơi mình đang sống. Việc này vừa thú vị, vừa rẻ tiền, lại giúp bạn học được thêm bao nhiêu điều về thế giới ngay xung quanh bạn.

8. Giây phút
Trước khi có máy ảnh, giây đối với tôi chả nghĩa lý gì. Giờ đây khi bắt đầu nhận thấy thời gian liên quan tới vẻ đẹp của một bức hình thế nào, tôi mới thấy từng giây thôi cũng quan trọng không kém. Chỉ từng giây cũng đủ làm nên khác biệt giữa một cử động. Giây chính là sự chia nhỏ thời gian trong thời gian. Thời gian là chức năng của không gian và khoảng cách và đó sẽ mãi là vấn đề cho các nhiếp ảnh gia tìm hiểu.

9. Tập trung
Tập trung ở đây muốn đề cập tới sự tập trung cá nhân. Bạn cần phải biết hướng sự tập trung của mình vào những thứ tưởng chừng như bình thường như pin máy ảnh, các thông số cài đặt, đối tượng, môi trường chụp hay quản lý thời gian của mình. Không phải lúc nào bạn cũng chỉ quan tâm tới chụp ảnh mà còn bao nhiêu vấn đề sau này nữa không kém phần quan trọng, như xử lý ảnh hậu kỳ, đóng khung ra sao, tiếp thị ảnh theo cách nào… Hàng loạt công việc không tên khác dài dằng dặc của một nhiếp ảnh gia, đôi khi chính nó lại tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê chụp ảnh của chính mình.

10. Trân trọng
Với máy ảnh trong tay, tôi bắt đầu biết cách trân trọng từng nụ cười, từng điệu bộ, những cảnh hoàng hôn, ngôi nhà, đứa trẻ hay bãi biển… Tôi nhìn mọi thứ khác hơn, rõ ràng hơn. Ví dụ trên chỉ là một ít trong hằng hà sa số những điều bạn cần biết để trân trọng cuộc sống. Khi đó, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống cũng sẽ mang lại không ít quà tặng cho mỗi thành quả của riêng mình.

Tổng hợp

Và 7 lí do nhiếp ảnh thay đổi cuộc sống của bạn

Hiện có rất nhiều môn và ngành học để bạn có thể theo đuổi, song nhiếp ảnh luôn chiếm vị trí được ưa thích với mọi người, và dưới đây là 7 lý do chính và tựu chung là nó

thường giúp cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn

1. Nhiếp ảnh làm bạn vui vẻ hơn

Có thể nhiều người không đồng ý, nhưng nhiếp ảnh có khả năng làm bạn vui vẻ hơn, điều này cũng đúng với những thú vui khác.

Một bức ảnh có khả năng làm tâm trạng bạn tốt lên so với lúc bạn ăn sô cô la, nghe nhạc, xem phim hay uống rượu bia, những thứ này chỉ giúp tâm trạng bạn tăng lên 1% trong khi hình ảnh lại tăng gần 11%. Không chỉ vậy, nghệ thuật nhiếp ảnh còn giúp bạn vừa thỏa mãn niềm vui vừa giảm stress trong vài trường hợp.

Đối với vài người, nhiếp ảnh còn là nơi cứu cánh cho những người nhàn rỗi, nhiếp ảnh cùng với những hoạt động nghệ thuật khác như vẽ tranh, tô màu hay viết lách, là nơi ươm mầm cho những sáng tạo.

2. Nhiếp ảnh giúp mở rộng tầm mắt và trí óc

Có một thực tế rằng khi chụp hình, bạn phải nhìn hình ảnh theo những góc máy mới, dùng những ống kính máy ảnh khác nhau. Thông thường không ai nhìn sự vật như dân nhiếp ảnh, thậm chí kể các nghệ sĩ.

Điều này có ý nghĩa gì? nghĩa là nhiếp ảnh cho bạn nhìn thấy những thứ bình thường bạn chả bao giờ để ý. Ngoài ra, não bạn được kích thích để nhìn vấn đề theo khía cạnh khác. Bằng cách đó, bạn sẽ nhìn sự vật quen thuộc theo một hướng hoàn toàn mới lạ.

Nhiếp ảnh yêu cầu bạn có được những góc hình từ những góc, phối cảnh khác thường. Nó cũng giúp bạn nhìn sự vật từ những phối cảnh và góc máy mang tính ẩn dụ. Như vậy nhiếp ảnh thay đổi bạn theo hướng tốt hơn đấy chứ.

3. Giúp bạn kết nối nhiều người

Nhiếp ảnh là cách tốt nhất để gặp người mới. Nếu bạn chụp chân dung, phong cảnh hay sản phẩm… bạn dễ dàng gặp khách hàng mới. Các nhóm nhiếp ảnh địa phương cũng là nơi gặp gỡ giao lưu với nhau.

Nhưng lợi ích cao hơn đó là nhiếp ảnh có thể giúp những mối quan hệ bền chặt hơn, đặc biệt với những người quan trọng trong cuộc đời mình. Ví dụ chụp hình lễ tốt nghiệp con gái bạn, chụp hình cháu trai hoặc cho mẹ bạn thấy những khung hình tuyệt vời trên trái đất này.

4. Lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt

Đây là một trong những lợi ích quá phổ biến của việc chụp hình, nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật, ngày nay con người đã có thể dễ dàng lưu giữ những kỉ niệm. Một nhiếp ảnh gia có trình độ có thể chụp những tấm hình phản ánh trung thực và có tầm ảnh hưởng hơn. Bạn có thể lưu lại tất tần tật những thứ mang tính kỉ niệm với bạn, ví dụ như cảnh bạn đang ăn bánh, hình chụp sinh nhật bạn bè, hình tốt nghiệp, đám cưới… thậm chí cả những khoảnh khắc ‘khó đỡ’ của đứa bạn thân.

Bạn không thể tin được mỗi tấm hình có ý nghĩa thế nào đâu. Đó là lí do bạn nên biết vài kĩ năng chụp hình cơ bản, rồi có thể đây không còn là sở thích nữa, mà là đam mê.

5. Giúp bạn vận động

Nghe có vẻ khó tin nhưng nhiếp ảnh có thể kếp hợp với những hoạt động như nấu ăn, leo núi, dã ngoại, đường trường, tham quan sở thú, gặp mặt gia đình, bạn bè…

Theo một nghiên cứu của tạp chí Personality and Social Psychology, dựa trên các thử nghiệm thông qua các ngữ cảnh và phương pháp riêng, họ chỉ ra rằng việc chụp hình khơi dậy hứng khởi cho mọi người.

Nói cách khác, dù cho các hoạt động ít liên quan đi chăng nữa, nhiếp ảnh có thể giúp bạn năng động hơn bằng cách biến những việc thụ động thành những thứ yêu cầu tham gia các hoạt động một cách chủ động hơn.

6. Làm bạn tự tin hơn

Không nhất thiết bạn giỏi, bạn có kĩ năng bạn mới tự tin được, có vài thứ khá đặc biệt trong nhiếp ảnh vẫn dư sức khiến bạn tự tin hơn.

Khi bạn học nhiếp ảnh, bạn bắt đầu chụp bất kể thứ gì bạn cho là đẹp, rồi bạn chia sẻ lên Facebook hay Instagram. Nhiếp ảnh là nơi bất kì ai chụp một tấm hình đều được cảm thông, trân trọng, do đó thúc đẩy sự tự tin.

7. Bạn có thể kiếm thêm thu nhập

Có lẽ lí do hết sức thuyết phục để chọn công việc chụp ảnh là bạn có thể kiếm thêm thu nhập. Có nhiều cách khác nhau để kiếm tiền thông qua hình ảnh, ví dụ như bán hình ảnh online. Dĩ nhiên bạn không thể kiếm rất nhiều tiền đâu, nhưng bạn có thể kiếm một ít, cũng là một động lực cho bạn.

Vậy nhiếp ảnh đã làm cuộc sống bạn tốt đẹp lên chưa?

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *