Chụp đóng băng giọt nước bằng cách nào ?

Tôi sử dụng ánh sáng ngược trong ảnh để làm nổi bật ánh sáng lấp lánh của sóng. Bằng cách chụp ảnh từ một vị trí đối diện với mặt trời, ánh sáng chiếu qua nước làm nổi bật chi tiết sóng vỗ

Để chụp được ảnh với những con sóng bị đóng băng, thông thường bạn sẽ sử dụng chế độ Shutter-Priority AE để điều chỉnh tốc độ cửa trập. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy! Sau đây là một số thủ thuật để sử dụng cả ống kính tele và tốc độ cửa trập cao để chụp được những tấm ảnh trong đó những con sóng xuất hiện nổi bật, rõ nét và nổi khối. (Người trình bày: Minefuyu Yamashita)

EOS 7D Mark II/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM / FL: 234mm (tương đương 374mm)/ Aperture-priority AE (f/5, 1/8.000 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Shade
Tôi muốn chụp hình dạng đẹp và vẻ sóng sánh của sóng nước lúc vỗ bờ. Do đó, tôi nhắm chụp từ một vị trí thấp cách đó khoảng 1,5 đến 2m, và sử dụng tốc độ cửa trập cao để ghi lại khoảnh khắc khi các con sóng đổ vào màn hình, và chụp với hậu cảnh có nhiều vòng tròn bokeh.

BƯỚC 1: Sử dụng khẩu độ tối đa và tốc độ cửa trập cao để chụp các con sóng với hậu cảnh gồm những vòng tròn bokeh

Một cách hiệu quả để chụp những con sóng với hiệu ứng đóng băng là sử dụng chế độ Shutter-Priority AE, chế độ này cho phép bạn điều chỉnh tốc độ cửa trập trong khi máy ảnh tự động điều chỉnh giá trị f, để khắc họa hình ảnh bạn muốn. Một trong những nguyên tắc về tốc độ cửa trập là tốc độ cửa trập cao giúp đóng băng hành động. Tuy nhiên, với ảnh này, tôi cũng muốn làm cho hình dạng của con sóng vỗ nổi bật trên hậu cảnh có những vòng tròn bokeh đẹp. Do đó, tôi sử dụng chế độ Aperture-priority, chọn f/5 (giá trị f nhỏ nhất tôi có thể chọn ở chế độ này), và chụp dùng tốc độ cửa trập chọn tự động là 1/8000 giây.

Quy tắc căn bản là tốc độ cửa trập khoảng 1/2000 giây sẽ đủ trong hầu hết các tình huống để đóng băng sóng nước. Tuy nhiên, trong một tình huống như thế này khi mà tôi chụp gần bằng ống kính tele, hiện tượng nhòe nhỏ có xu hướng xuất hiện ở tốc độ đó, do đó tốc độ cửa trập cao hơn nữa sẽ đóng băng con sóng trong không trung một cách hiệu quả hơn.

Những đối tượng khác nhau yêu cầu các tốc độ cửa trập khác nhau để đóng băng chuyển động của chúng.
camera-faq_1443

Không đạt: Chụp ở 1/4000 giây

Tôi chụp ảnh này dùng độ dài tiêu cự tương đương 25mm và tốc độ cửa trập 1/4000 giây. Khi sử dụng một ống kính góc rộng, không nhất thiết phải sử dụng tốc độ cửa trập cao như trong các cảnh trong đó bạn sử dụng ống kính tele để làm cho đối tượng của bạn trông lớn hơn. Với ống kính góc rộng này, tôi có thể chụp được một tấm ảnh cho phép bạn có cảm giác thích thú với một bãi biển đầy cát, nhưng không thể tạo ra những vòng tròn bokeh đặc trưng ở ống kính tele.

BƯỚC 2: Sử dụng ống kính tele để tạo ra vòng tròn bokeh từ ánh lấp lánh của sóng

Tôi sử dụng ống kính tele vì nó có góc ngắm hẹp hơn so với ống kính góc rộng và tiêu chuẩn, và khi sử dụng kết hợp với khẩu độ tối đa, bạn có thể khắc họa ánh sáng lấp lánh của sóng như những vòng tròn bokeh lớn, đẹp dễ dàng hơn. Hai điểm này có nghĩa là bạn sẽ lấp đầy hậu cảnh bằng những vòng tròn bokeh dễ dàng hơn. Độ dài tiêu cự 374mm là cần thiết cho điểm 1. Tạo ra vòng tròn bokeh mờ mịn từ sóng nước chụp gần, 2. Khắc họa sóng vỗ với nhiều chi tiết, và đồng thời 3. Đảm bảo rằng nó nổi bật so với hậu cảnh là những vòng tròn bokeh. Ở đây tôi sử dụng ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM.

BƯỚC 3: Chụp ảnh ngược sáng để chụp được ánh sáng lấp lánh của sóng

Tôi sử dụng ánh sáng ngược trong ảnh để làm nổi bật ánh sáng lấp lánh của sóng. Bằng cách chụp ảnh từ một vị trí đối diện với mặt trời, ánh sáng chiếu qua nước làm nổi bật chi tiết sóng vỗ. Tuy nhiên, nếu tôi để mặt trời đi vào khung hình, nó sẽ nổi bật hơn so với đối tượng chính của tôi, có nghĩa là sóng, do đó tôi chọn một thời điểm khi mặt trời không xuống quá thấp, và lập bố cục ảnh chỉ gồm có mặt biển ở hậu cảnh.

BƯỚC 4: Chụp từ một vị trí thấp

Nhắm chụp các con sóng ở khoảng cách 1,5 đến 2 mét so với mép biển. Tôi chụp ảnh trong khi nằm lên một vùng đá dốc để tiến sát mặt đất.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *