Chụp ảnh một nửa dưới nước một nửa trên cạn bằng cách nào

Ảnh chụp trên cạn-dưới nước đòi hỏi phải nhúng một nửa máy ảnh xuống nước và nửa trên trên mặt nước. Vỏ máy là vật không thể thiếu nếu bạn sử dụng máy ảnh DSLR.

Cách một nửa trên cạn là cách chụp ra một tấm ảnh có một phần cảnh vật ở dưới mặt nước và một phần cảnh vật ở phía trên mặt nước. Bố cục thì cũng thuân theo quy tắc đường chân trời để cho ảnh đẹp hơn
Ví dụ bên dưới là một ảnh chụp trên cạn-dưới nước tuyệt đẹp, thu hút sự chú ý của người xem một cách tự nhiên. Ẩn đằng sau ảnh này là một số thủ thuật chụp ảnh mà tôi muốn chia sẻ và giải thích. Trong bài đầu tiên của loạt bài này, tôi sẽ tập trung vào những thủ thuật có thể được sử dụng cho các cảnh bên bờ biển. Chúng ta hãy xem một số kỹ thuật chụp ảnh chuyên nghiệp. (Người trình bày: Minefuyu Yamashita)
1037

EOS 70D/ EF8-15mm f/4L Fisheye USM/ FL: 11mm (tương đương khoảng 18mm ở định dạng 35mm)/ Phơi sáng thủ công (f/6.3, 1/1,600 giây)/ ISO 400/ WB: Daylight

Hai thế giới khác nhau hiện ra với mặt nước là đường biên. Tôi cố chụp cảnh hấp dẫn này trong một tấm ảnh phong cảnh duy nhất với máy ảnh nhúng một nửa xuống nước ở Miyakojima. Lưu ý cách chúng ta chụp cá dascyllus đuôi trắng đang bơi ngay phía trước máy ảnh.

Bước 1: Tìm một đối tượng trên vùng cát trắng dưới nước nông

Bước 2: Di chuyển đến gần san hô để tạo ra hiệu ứng phối cảnh

Bước 3: Sử dụng chế độ phơi sáng thủ công để tránh máy ảnh thực hiện những thay đổi không mong muốn ở mức phơi sáng

Bước 1: Tìm một đối tượng trên vùng cát trắng dưới nước nông

Ảnh chụp trên cạn-dưới nước đòi hỏi phải nhúng một nửa máy ảnh xuống nước và nửa trên trên mặt nước. Vỏ máy là vật không thể thiếu nếu bạn sử dụng máy ảnh DSLR.

Trước hết, tìm một đối tượng trên vùng cát trắng dưới nước nông. Điều này là để giảm độ tương phản ánh sáng giữa bầu trời và nước lần lượt ở nửa trên và nửa dưới của bố cục. Tiếp theo, nhúng khoảng một nửa ống kính xuống nước, nhìn qua khung ngắm, và điều chỉnh bố cục cuối cùng đồng thời chú ý nền sau.

Bước 2: Di chuyển đến gần san hô để tạo ra hiệu ứng phối cảnh

Di chuyển đủ gần đến rặng san hô, là đối tượng của bạn dưới nước, để nhấn mạnh phối cảnh giữa chúng và nền sau. Để làm như thế, bạn phải đảm bảo rằng rặng san hô nằm gần mặt biển bằng cách kiểm tra thủy triều và chọn một thời điểm khi mực nước thấp vừa phải.

Tiếp theo, bao gồm cảnh rộng gồm những đám mây trong bố cục để làm nổi bật chiều cao của bầu trời đồng thời nhấn mạnh cái nóng. Cách này sẽ tạo ra sự tương phản thú vị với rặng san hô. Ngoài ra, đường biên của bề mặt nước nằm gần giữa ảnh giúp xác lập mối quan hệ giữa hai thế giới ở nửa trên và nửa dưới của bố cục. Tôi cố chụp ảnh với một số con cá bơi gần đường biên này. Vị trí này giúp chúng nổi bật hơn trong ảnh.

Bước 3: Sử dụng chế độ phơi sáng thủ công để tránh máy ảnh thực hiện những thay đổi không mong muốn ở mức phơi sáng

Tôi chọn chế độ phơi sáng thủ công để tránh máy ảnh tự động điều chỉnh mức phơi sáng khi có chuyển động trong bề mặt nước. Để nhấn mạnh đối tượng ở nền trước, tôi chọn khẩu f/6.3 để làm nhòe nền sau một chút, tạo ra hiệu ứng làm mịn. Tiếp theo, tôi lấy nét ở rặng san hô ngay trước mặt tôi, và theo dõi chuyển động của lũ cá để tìm thời điểm chụp thích hợp. Ở đây, tôi không sử dụng đèn flash, vì tôi muốn tận dụng bóng hơn mạnh để làm nổi bật tông màu của đối tượng, điều này làm tăng vẻ độc đáo cho nó.

Thiết Bị Phải Có SEA&SEA MDX-70D (Sản phẩm của bên thứ ba)

Vỏ SEA&SEA MDX-70D rất đáng tin cậy với cấu trúc toát ra cảm giác sang trọng vừa phải. Báng cầm cũng đảm bảo cầm hiệu quả. Tôi thường lặn trần để chụp ảnh dưới nước, và chiếc vỏ này cho phép tôi thao tác máy ảnh một cách nhanh chóng và dễ dàng dưới nước — một sự tiện lợi được đánh giá cao.

Cách chụp ảnh một nửa dưới nước một nửa trên cạn

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *