Thiết lập máy ảnh để chụp khoảnh khắc thoáng qua như thế nào

Ở đây tôi cài đặt trước thiết lập độ dài tiêu cự, khẩu độ và bù phơi sáng để đảm bảo rằng những gì tôi cần làm tiếp theo là nhả cửa trập.
Khi trong bố cục của bạn có những yếu tố chuyển động và/hoặc khó dự đoán, chẳng hạn như trong nghiên cứu tình huống này gồm có cầu vồng thoáng qua, chim đang bay, và biển có sóng, thời gian nhả cửa trập trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Với những thủ thuật này về thiết lập máy ảnh, bạn có thể không cần quan tâm mọi thứ khác và tập trung vào việc canh giờ phù hợp! (Người trình bày: Minefuyu Yamashita)

EOS 5D Mark II/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 20mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/160 giây, EV+0,7) / ISO 200/ WB: Auto
Tôi gặp cầu vồng này bên bãi biển Okinawan. Tôi muốn chụp ảnh chim đang bay trên cùng bầu trời vào lúc đôi cánh nó giang đẹp.

Cầu vồng, chim và sóng biển: Đánh giá cảnh

Ảnh này được chụp vào khoảng 4 giờ chiều vào mùa hè, ở một bãi biển trên đảo Okinawan. Cầu vồng hình thành trên trời sau cơn mưa rào bất chợt.

Tôi đã nhận thấy trước rằng lũ nhạn biểu thường bay tới lui trên biển và lúc này hình dung ra một tấm ảnh với một chú nhạn biển bay trên trời có cầu vồng với biển ở bên dưới.

Thử thách trong chụp ảnh như thế chủ yếu nằm ở thời gian nhả cửa trập vì hai lý do: 1. Cầu vồng có thể biến mất vào bất kỳ lúc nào và 2. Có hai yếu tố chuyển động—con chim và sóng biển—và tôi sẽ phải chụp cả hai đúng lúc.

Ở đây tôi cài đặt trước thiết lập độ dài tiêu cự, khẩu độ và bù phơi sáng để đảm bảo rằng những gì tôi cần làm tiếp theo là nhả cửa trập.

eos-5d-mark-ii-sample-image_1352

Điểm 1: Độ dài tiêu cự mang lại sự khắc họa cân bằng về các yếu tố xung quanh – 20mm

Bố cục tôi nghĩ đến không phải là ảnh chụp cầu vồng lớn, cận cảnh. Mà, tôi muốn khắc họa nó như một yếu tố trong một cảnh phong cảnh lớn hơn gồm có đá với hình thù độc đáo và những con sóng vỗ bờ. Điều này đòi hỏi phải có góc lớn hơn, do đó tôi cài đặt độ dài tiêu cự thành 20mm. Lưu ý rằng nếu tôi sử dụng góc ngắm quá rộng, cầu vồng sẽ thiếu ấn tượng.

Tôi cũng đảm bảo bao gồm bầu trời rộng để làm nổi bật cảm giác tự do của chú chim đang bay

Điểm 2: Một thiết lập khẩu độ mang lại khả năng khắc họa cầu vồng rõ nét – f/8

Tôi chọn thiết lập khẩu độ khá “sâu” là f/8 để khắc họa cầu vồng. Lẽ ra tôi muốn sử dụng khẩu độ hẹp hơn nữa, nhưng điều đó sẽ làm cho tốc độ cửa trập giảm, điều này dẫn đến hình ảnh chim và sóng biển bị nhòe.

Vì ống kính góc rộng tôi sử dụng đã có độ sâu trường ảnh tương đối sâu, tôi quyết định f/8 là đủ, và duy trì độ nhạy sáng ISO ở ISO 200.

Điểm 3: Thiết lập bù phơi sáng ưu tiên cảnh – EV+0,7

Khi một địa điểm sáng như bên bờ biển, phơi sáng tối ưu mà hệ thống đo sáng của máy ảnh phát hiện thường sẽ tối hơn mức bạn thực sự cần. Ban đầu tôi áp dụng bù phơi sáng là EV+0,3 để có được độ sáng gần với độ sáng của cảnh thực tế hơn, nhưng bóng tối trên các tảng đá vẫn chuyển tải một cảm giác khá nặng nề, do đó tôi tăng lên EV+0,7.

Giá trị này làm cho màu cầu vồng ít mạnh hơn một chút, nhưng tôi quyết định rằng điều này là chấp nhận được khi cân nhắc ưu tiên của tôi là thể hiện cảnh ven biển tổng thể đẹp.

Thủ thuật: Khi mặt trời ở trên cao, cầu vồng sẽ ở dưới thấp

Việc có thể dự đoán phần nào vị phí của cầu vồng có thể giúp bạn lập bố cục ảnh. Hãy tưởng tượng ra một đường thẳng nối bạn với mặt trời. Cầu vồng sẽ thường xuất hiện cách đáy của đường thẳng đó khoảng 40-42 độ.

Tôi chụp ảnh trong bài này tại một thời điểm trong ngày mặt trời vẫn còn cao, do đó cầu vồng xuất hiện ở vị trí thấp hơn. Nếu mặt trời thấp hơn, cầu vồng sẽ xuất hiện ở vị trí cao hơn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *