Một bức ảnh đẹp sẽ như thế nào ?
Có một câu chuyện được nhiều người nhắc đến, đó là chuyện một nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng ở Việt Nam, sau khi chụp được một bức ảnh phong cảnh với một cây hoa đào, đã cưa nghiến gốc hoa đào đi để không có ai ngoài ông có được một bức ảnh như thế nữa.
Có rất nhiều người mới tập chụp ảnh hỏi tôi, thế nào là một bức ảnh đẹp và làm sao để chụp được một bức ảnh đẹp. Hầu hết trong mọi trường hợp câu trả lời của tôi không làm họ được thỏa mãn. Ở Việt Nam, nhiếp ảnh được coi là một môn nghệ thuật ngang hàng với các bộ môn nghệ thuật lâu đời khác như văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, vũ kịch, kiến trúc và môn nghệ thuật trẻ tuổi điện ảnh. Những người hoạt động nhiếp ảnh chuyên nghiệp ở Việt Nam được coi là một nghệ sĩ. Trong khi đó trên thế giới, nhiếp ảnh vẫn chưa được coi là một bộ môn nghệ thuật. Lý do đơn giản nhất là ở tính dễ sao chép của nó. Để sao chép một tác phẩm nghệ thuật như sao chép một bức tranh, sao chép một điệu múa, sao chép một tác phẩm điêu khắc, đòi hỏi người sao chép phải có một kỹ năng nhất định cùng với rất nhiều công sức để bỏ ra, trong khi đó để sao chép một bức ảnh nhiều khi lại vô cùng đơn giản.
Có một câu chuyện được nhiều người nhắc đến, đó là chuyện một nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng ở Việt Nam, sau khi chụp được một bức ảnh phong cảnh với một cây hoa đào, đã cưa nghiến gốc hoa đào đi để không có ai ngoài ông có được một bức ảnh như thế nữa. Một câu chuyện buồn nhưng lại được nhiều người coi như là kim chỉ nam trong hoạt động nhiếp ảnh. Chính vì tính dễ sao chép nên ở Việt Nam việc các nhiếp ảnh gia kiện tụng nhau là điều dễ hiểu, gần đây nhất có việc hai nhiếp ảnh gia kiện nhau xung quanh một bức ảnh được mua với giá kỷ lục ở Việt Nam, cả hai bức ảnh cùng chụp lăng Bác với một góc chụp na ná nhau, dẫn đến việc người này cho rằng ngừoi kia sao chép của mình.
Tác phẩm “Mặt trời trong lăng sáng tỏa” của Trần Lam
Tác phẩm “Đêm trăng lăng Bác” của Minh Lộc
Nhiếp ảnh có cùng một nguồn gốc rất gần gũi với bộ môn nghệ thuật hội họa, từ gốc của nhiếp ảnh có nghĩa là vẽ bằng ánh sáng. Rất nhiều người khi xem tranh của những họa sĩ nổi tiếng như Van Gogh, Picasso… cho rằng không đẹp; không đẹp vì những bức tranh ấy không giống như thiên nhiên ở ngoài, không có màu sắc như thiên nhiên ở ngòai, con người không giống như con ngừoi ở ngoài. Một bộ môn nghệ thuật lâu đời như hội họa, muốn phát triển đã phải tự phủ nhận chính nó. Ban đầu chỉ là những nét vẽ nghệch ngoạc, dần dần con người muốn vẽ giống như đời thực, với những bức tranh mà có thể đua với máy ảnh về độ chính xác, rồi từ tả thực phát triển lên thành các trường phái như ấn tượng, siêu thực… Trong khi đó nếu nhiếp ảnh chỉ đơn thuần là ghi lại chính xác sự vật hiện tượng thì làm sao có thể là một môn nghệ thuật.
Cách đây ít lâu, có một dự án hoàn toàn nghiêm túc về một phần mềm chấm ảnh tự động, mọi bức ảnh đưa vào sẽ được phần mềm chấm và cho điểm về độ xấu đẹp. Có một người bạn của tôi đưa một bức ảnh như sau:
.
Kết quả phần mềm nọ đưa ra là một bức ảnh xấu. Chắc chắn là nhiều người cũng đồng ý với phần mềm nọ.
Đó là một bức ảnh trong bộ ảnh của nữ nhiếp ảnh gia nổi tiếng Diana Arbus, một bộ ảnh chụp về thế giới người điên. Để chụp bộ ảnh này, bà đã bỏ thời gian thâm nhập vào thế giới của những người điên để chụp. Bộ ảnh đã được đánh giá rất thành công. Sau đấy bị ám ảnh bởi những tác phẩm của mình, Diana Arbus đã tự tử.
.
Một bức ảnh khác cũng của Diana Arbus chụp cảnh hai chị em sinh đôi, bức ảnh này đã được bán với giá kỷ lục (Năm 2004,bức hình được bán với giá 478.400$).
Theo bạn, thế nào là một bức ảnh đẹp?
Leave a Reply