Đến với Hầm Hô để chụp những khoảnh khắc độc đáo
Thắng cảnh Hầm Hô: Là một khúc sông dài gần 3 km chảy qua các khu rừng già với những tảng đá lớn muôn hình muôn vẻ trên địa bàn xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn khoảng 55 km.
Bài viết này chưa đầy đủ thông tin. Bạn có thể đóng góp thêm thông tin bằng cách bình luận trực tiếp dưới đây. Ban biên tập sẽ xem xét và bổ sung hoàn thiện bài viết. Xin cám ơn.
GIỚI THIỆU TÓM TẮT:
Thắng cảnh Hầm Hô: Là một khúc sông dài gần 3 km chảy qua các khu rừng già với những tảng đá lớn muôn hình muôn vẻ trên địa bàn xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn khoảng 55 km.
CHỤP GÌ:
Suối, thác, núi non, chim trên trời, cá dưới nước….
THỜI GIAN CHỤP ĐẸP:
Sáng: từ bình minh đến 10h.
Chiều: từ 3h đến hoàng hôn.
Tối: chụp lửa trại.
ĂN GÌ:
Uống rượu cần với cá suối nướng, gà kiến…
Ở ĐÂU:
Trên các nhà chòi dọc theo con suối hoặc nhà hàng ngay trong khu du lịch.
CÁCH ĐI:
Từ thành phố Quy Nhơn xuôi theo quốc lộ 1 về hướng bắc, gặp quốc lộ 19 rẽ ngang, đi ngược về phía Tây Sơn khoảng hơn 5km nữa là đến Hầm Hô, vùng đất sơn kỳ thủy tú nằm trong lòng con sông Kút, ẩn mình hoang sơ, kỳ bí giữa đại ngàn.
MÔ TẢ:
Hầm Hô nổi tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ, cá từ khắp nơi kéo về từng bầy đặc cả nước. Cá lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như cá bay. Dân gian truyền rằng, hàng năm Long Vương tổ chức kỳ thi cho cá tại Hầm Hô, con nào vượt qua được sẽ hóa thành rồng, do điển tích này mà thác Hầm Hô còn có tên chữ là Vũ Môn, còn dân gian thì gọi là thác Cá Bay. Với chiều rộng trên dưới 30m, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng muôn màu lóng lánh, rực rỡ như ngàn viên kim cương khoe mình bên làn nước trong xanh. Đi dọc theo dòng sông sẽ gặp Hòn Đá Thành – một vách đá dựng đứng như tường thành, rêu phủ xanh rì, rễ cây phủ kín cổ kính. Bên trái thành có một bãi đá chồng chất lên nhau như có một người khổng lồ đổ cả một thúng đá xuống bờ sông, nên dân gọi đây là khúc sông Trời lấp. Qua khúc sông này là vũng cá Rói luôn chứa đầy cá rói dồn tụ về đây. Tiếp một đoạn nữa có một khối đá giống như cá sấu nằm ngay giữa lòng sông, chắn dòng nước chảy xiết làm bọt tung trắng xóa nên gọi là Hòn Trào. Và còn nữa những khối đá như sống động, có hồn, bởi huyền tích do con người thêu dệt như Hòn Vò Rượu, hòn dấu chân ông Khổng Lồ, Bàn Cờ Tiên, Hòn Ông Táo… Càng đi sâu cảnh vật càng kỳ thú, hương rừng ngào ngạt, chim hót véo von. Thiên nhiên ở đây tạo nên một bức tranh sinh động kỳ ảo và là nơi lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi. Hầm Hô cũng là nơi khắc sâu lịch sử của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và các nghĩa binh của Mai Xuân Thưởng.
Leave a Reply